Giới thiệu về du lịch gia lai:
Thủy điện Yaly
Thủy điện Yaly
Vị trí: Công trình thủy điện Yaly nằm trên sông Sê San, thuộc địa phận tỉnh Gia Lai. Đặc điểm: Đây là công trình trọng điểm quốc gia lớn thứ 2 sau thủy điện Hòa Bình.
Thác Yaly nổi tiếng ngày xưa, nay được thay bằng cảnh đẹp của đập dâng, đập tràn xả lũ và một hồ nước rộng lớn trong xanh nằm giữa núi rừng Tây Nguyên.
Với diện tích bề mặt hồ rộng 64,5km² và dung tích 1,03 tỷ m³ (ứng với mực nước dâng bình thường 515m) công trình thủy điện Ialy đã được xây dựng tại đây. Thủy điện Yaly với công suất lắp đặt 720Mw và sản lượng điện trung bình năm 3,7 tỷ kwh. Quá trình xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện Yaly đã ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội… của Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng. Đặc biệt nguồn điện đã đem lại ánh sáng cho bao buôn làng góp phần nâng cao dân trí cho đồng bào trong vùng.
Trong tương lai, trên và dưới thủy điện Yaly dự kiến sẽ xây dựng thêm 4 nhà máy thủy điện khác: Sê San 3, Sê San 4, Plei Krông và Thượng Kon Tum. Sê San 3 và Sê San 4 là những nhà máy nằm phía hạ lưu của thủy điện Yaly.
Ngày nay thác Yaly vẫn là điểm du lịch thú vị. Đến đây, du khách có dịp thăm nhà máy thủy điện, ghé bản làng dân tộc Gia Rai, đi thuyền ngược dòng sông Sê San ngắm cảnh núi và thưởng ngoạn không khí rừng núi Tây Nguyên.
Nhà tù Pleiku
Vị trí: Nhà tù Pleiku thuộc phường Diên Hồng, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Đặc điểm: Nhà tù Pleiku là nơi giam giữ tù chính trị dưới thời Pháp, Mỹ (trước 1975), nhiều hình thức tra tấn hiện đại và dã man được áp dụng tại Nhà lao này.
Di tích ở trung tâm Tp Pleiku, cách Bưu điện tỉnh Gia Lai khoảng 300m về phía nam, có thể đến Di tích bằng các loại phương tiện xe ôtô, môtô hoặc đi bộ.
Năm 1925, người Pháp cho xây cất Nhà lao Pleiku để giam giữ tù thường phạm, chủ yếu là người dân tộc. Đến năm 1940 phong trào đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân tộc phát triển mạnh mẽ, lúc bấy giờ thực dân Pháp đã dùng nơi này để giam giữ những người yêu nước. Tháng 6/1948 chi bộ Nhà lao Pleiku được thành lập.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đế quốc Mỹ vẫn sử dụng Nhà lao Pleiku làm nơi giam giữ tù chính trị, nhiều hình thức tra tấn hiện đại và dã man được áp dụng tại Nhà lao này, nhưng các chiến sĩ cộng sản bị giam giữ tại Nhà lao này vẫn giữ vững phẩm chất cách mạng, tiếp tục tham gia các phong trào đấu tranh trong Nhà lao,...
Ngày 15/3/1975, trước khí thế hừng hực sôi động của chiến dịch Tây Nguyên, vào lúc 17h tù chính trị tại nhà lao Pleiku đã phá ra ngoài và tổ chức một bộ phận ra vùng ven, đón một cánh quân ta từ ngã ba Trà Bá vào cùng quân dân địa phương giải phóng thị xã Pleiku.
Ngày 12/12/1994, Bộ Văn hóa – Thông tin đã Quyết định số 321/QĐ-BT công nhân di tích lịch sử: Nhà lao Pleiku.
DU LỊCH TÂY NGUYÊN VIỆT NAM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét